11 yếu tố cơ bản lựa chọn vòng bi

Chọn vòng bi theo không gian bố trí

Trong nhiều trường hợp, các kích thước chính của ổ lăn được xác định trước bởi
người thiết kế máy. Thí dụ, đường kính trục xác định đường kính lỗ ổ lăn.

  • Đối với trục có đường kính nhỏ, tất cả các loại ổ đỡ đều có thể được sử dụng, các loại ổ bi đỡ phổ thông nhất cũng như các loại ổ kim đều thích hợp († hình 13).
  • Đối với trục có đường kính lớn, ổ đũa, ổ côn, ổ tang trống và ổ lăn hình xuyến (ổ CARB) cũng như ổ bi đỡ đều sử dụng được († hình 14).
  • Khi khoảng không gian hướng kính bị giới hạn, nên chọn các ổ lăn có mặt cắt ngang nhỏ. Cụm con lăn kim và vòng cách, ổ kim có vỏ thép dập và ổ kim có hoặc không có vòng trong († hình 15) rất thích hợp cũng như các dãy kích thước nhỏ của ổ bi đỡ, ổ bi chặn tiếp xúc góc, ổ đũa, ổ côn, ổ tang trống và ổ lăn hình xuyến (ổ CARB).
  • Khi khoảng không gian theo hướng dọc trục bị giới hạn, các dải có kích thước bề dày nhỏ của ổ đũa và ổ bi đỡ có thể được sử dụng để chịu tải hướng kính hoặc tải hỗn hợp († hình 16).
  • Nếu chỉ có tải dọc trục mà thôi, cụm ổ kim và vòng cách (có hoặc không có các vòng đệm) cũng như các ổ bi chặn và ổ đũa chặn có thể được sử dụng († hình 18)

Chọn vòng bi theo tải trọng

Độ lớn tải trọng

Thông thường, ổ đỡ con lăn có khả năng chịu tải cao hơn ổ đỡ bi có kích thước tương đương († hình 19).
Ổ lăn loại không có vòng cách (số con lăn nhiều hơn) có khả năng chịu tải cao hơn ổ lăn tương ứng có vòng cách
Ổ bi thông thường được sử dụng trong những ứng dụng có tải trọng nhẹ và trung bình
(P ≤ 0,1 C).
Ổ đỡ con lăn được sử dụng trong những ứng dụng có tải trọng cao hơn (P > 0,1 C), hoặc khi trục có kích thước lớn.

Hướng của tải trọng

Tải trọng hướng kính

Ổ đũa loại NU và N, ổ kim và ổ lăn hình xuyến (ổ CARB) chị có thể chịu được tải trọng hướng kính († hình 20).
Tất cả các loại ổ đỡ khác đều có thể chịu một phần tải trọng dọc trục bên cạnh việc chịu tải hướng kính

Tải dọc trục

Ổ bi chặn và ổ bi tiếp xúc bôn điểm († hình 21) chỉ chịu tải dọc trục nhẹ và trung bình. Ổ bi chặn một hướng chỉ có thể chịu được tải dọc trục ở một hướng.
Đối với tải dọc trục tác động cả hai hướng thì ổ bi chặn hai hướng cần được sử dụng.

Tải tổng hợp

Tải tổng hợp gồm có tải hướng kính và tải dọc trục tác động cùng một lúc. Khả năng chịu tải dọc trục của một ổ lăn được xác định bởi góc tiếp xúc a. Góc tiếp xúc này càng lớn, khả năng chịu tải dọc trục của ổ lăn càng lớn.
Khả năng chịu tải dọc trục của ổ bi đỡ tùy thuộc vào thiết kế bên trong của ổ bi và khe hở trong sau khi lắp
Trong trường hợp có tải tổng hợp, các loại ổ bi tiếp xúc góc một dãy và hai dãy, ổ côn lắp đơn thường được sử dụng mặc dù ổ bi đỡ và ổ tang trống cũng phù hợp († Hình 24). Ngoài ra, ổ bi tự lựa và ổ đũa các loại NJ và NJP cũng như các loại NJ và NU có vòng chặn góc HJ có thể được sử dụng trong trường hợp có tải tổng hợp với thành phần tải dọc trục tương đối nhỏ († Hình 25).
Ổ bi tiếp xúc góc một dãy, ổ côn lắp đơn, ổ đũa loại NJ, ổ đũa loại NU có vòng chặn góc HJ và ổ tang trống chặn có thể chịu tải dọc trục nhưng chỉ ở một hướng. Trong trường hợp có tải dọc trục ở cả hai hướng, các ổ lăn này phải được kết hợp với một ổ lăn thứ hai.

Leave Comments

0981.34.96.36
0981349636